Những cách ngăn ngừa bệnh tiểu đường từ sớm có thể bạn chưa biết
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường, bên cạnh yếu tố di truyền thì lối sống của bạn cũng có thể là nguyên nhân. Tuy nhiên bạn có thể phòng tránh và ngăn ngừa được bệnh tiểu đường từ sớm với những cách dưới đây.
Theo Food.NDTV, bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rất phổ biến trên toàn thế giới. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp. Mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu quá cao do nhiều nguyên nhân.
Hiện Ấn Độ đang đứng thứ hai về số lượng người mắc bệnh tiểu đường cao nhất trên toàn thế giới. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia Ấn Độ, việc mắc bệnh tiểu đường không chỉ do gen hay di truyền mà còn phụ thuộc phần lớn vào lối sống của bạn. Tuy nhiên bạn có thể phòng tránh và ngăn ngừa được bệnh tiểu đường từ sớm với những cách sau.
Theo Food.NDTV, dưới đây là những cách hiệu quả cao để ngăn ngừa bệnh tiểu đường sớm:
Mối liên hệ tăng đột biến giữa Carbs và Glucose trong máu
Carbohydrate là một chất dinh dưỡng đa lượng làm tăng đột biến lượng đường trong máu, quá nhanh hoặc chậm, tùy thuộc vào nguồn nạp. Các loại thực phẩm như gạo, ngũ cốc, lúa mì, đường, trái cây và thậm chí cả đậu là những nguồn giàu carbohydrate.
Mỗi loại trong số trên đều được chuyển đổi thành glucose trong cơ thể nhưng điểm khác biệt duy nhất là đường và trái cây làm tăng glucose nhanh hơn ngũ cốc và đậu. Vấn đề ở đây là bạn ăn nguồn carb nào thì cũng nên có giới hạn, dư thừa chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mức insulin, đặc biệt là với một người ít vận động.
Bạn nên cắt giảm các loại carbs hấp thụ nhanh như đường,.... và không nên ăn quá nhiều trái cây trong một ngày đồng thời hạn chế ngũ cốc.
Mối liên hệ giữa căng thẳng và đường huyết
Căng thẳng là một trong những tác nhân chính gây ra tình trạng kháng insulin và bệnh tiểu đường trong thời kì hiện đại này. Đó có thể là căng thẳng về thể chất, tinh thần, cảm xúc,... dẫn đến làm tăng nồng độ cortisol (Hóc môn gây căng thẳng) báo hiệu các tế bào giải phóng đường huyết để xử lí tình huống khẩn cấp (căng thẳng).
Sự giải phóng glucose liên tục này trong máu làm quá tải tuyến tụy để giải phóng ngày càng nhiều insulin gây ra kháng insulin và cuối cùng là bệnh tiểu đường.
Thiếu ngủ và tăng kết nối insulin
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngủ ít hơn 5 giờ một ngày làm tăng khả năng kháng insulin lên 30% ở những người khỏe mạnh. Thiếu ngủ cũng làm tăng cảm giác thèm ăn và tăng cân. Bạn cần ngủ ít nhất 7-8 tiếng mỗi ngày nhưng phải đảm bảo đúng giờ, 11 giờ tối là thời gian thích hợp để đi ngủ.
Chất béo lành mạnh là thức ăn tốt
Một chế độ ăn bao gồm chất béo lành mạnh đến từ dừa, bơ, ô liu, quả hạch và hạt,... giúp ổn định lượng đường trong máu. Bạn chắc chắn sẽ thấy sự cải thiện kì diệu về lượng đường trong máu và mức insulin khi bạn bắt đầu đưa những thực phẩm này vào tất cả các bữa ăn của mình với số lượng nhỏ.
Bạn cần chú ý rằng chất béo lành mạnh không làm tăng cholesterol. Chính việc hấp thụ nhiều đường, carbs dư thừa, dầu tinh chế và thực phẩm đóng gói sẽ khiến cholesterol Xấu tăng lên.
Tìm hiểu nghệ thuật kết hợp thực phẩm
Thứ tự thức ăn mà bạn ăn có tác động lớn đến mức đường huyết của bạn. Bạn nên bắt đầu bữa ăn với các loại rau không chứa tinh bột (Là những loại rau có màu xanh, đỏ, cam, vàng). Sau đó, hãy ăn protein và chất béo lành mạnh như: thịt gà, trứng, các loại hạt,... Cuối cùng, hãy ăn tinh bột.
Hoạt động thể chất
Hoạt động thể chất, giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bạn. Khi cơ bắp của bạn hoạt động sẽ cần nhiều glucose hơn để cung cấp năng lượng cho bài tập, do đó, nhiều glucose từ máu sẽ đi vào tế bào để cung cấp năng lượng cho bạn.