Loading Gif
.
.

Ăn dâu tây có thể phòng ngừa bệnh tiểu đường

 

Ăn dâu tây có thể phòng ngừa bệnh tiểu đường

Dâu tây giàu vitamin C, chất chống oxy hóa có khả năng giảm căng thẳng oxy hóa, chống viêm nhiễm, hai quá trình liên quan đến bệnh tiểu đường.

Dâu tây thuộc nhóm quả mọng, cung cấp chất chống oxy hóa mạnh. Dưới đây là một số lợi ích của loại quả này đối trong việc kiểm soát đường huyết, phòng ngừa căn bệnh này.

Giảm căng thẳng oxy hóa

Căng thẳng oxy hóa có thể gây ra lão hóa tế bào, tiểu đường và một số bệnh mạn tính khác như ung thư, tim mạch. Theo nghiên cứu của Đại học Oslo (Na Uy), dâu tây là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào, giúp giảm căng thẳng oxy hóa.

Nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh) chỉ ra, người ăn trái cây tươi, nhất là các loại quả mọng (dâu tây, mâm xôi, việt quất...) hàng ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn 12% so với người không ăn. Dâu tây và các loại quả mọng khác có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn, có thể điều chỉnh lượng đường trong máu. Vì GI thấp ít có khả năng gây ra sự thay đổi đột ngột về đường huyết.

Các nhà nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan (Mỹ) cũng chỉ ra, các hợp chất chống oxy hóa trong dâu tây có khả năng giảm căng thẳng oxy hóa. Các chất này hoạt động bằng cách vô hiệu hóa các gốc tự do, những phân tử oxy không ổn định có thể làm hỏng tế bào và gây bệnh. Thêm loại quả này vào chế độ ăn uống có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính liên quan. Nghiên cứu của Đại học Nevada (Mỹ) cho thấy, người ăn 2,5 khẩu phần dâu tây mỗi ngày trong 4 tuần cải thiện đáng kể tình trạng căng thẳng oxy hóa.

Ăn dâu tây có thể phòng ngừa bệnh tiểu đường

Dâu tây giàu vitamin C, chất chống oxy hóa có khả năng giảm căng thẳng oxy hóa, chống viêm nhiễm, hai quá trình liên quan đến bệnh tiểu đường.

Dâu tây thuộc nhóm quả mọng, cung cấp chất chống oxy hóa mạnh. Dưới đây là một số lợi ích của loại quả này đối trong việc kiểm soát đường huyết, phòng ngừa căn bệnh này.

Giảm căng thẳng oxy hóa

Căng thẳng oxy hóa có thể gây ra lão hóa tế bào, tiểu đường và một số bệnh mạn tính khác như ung thư, tim mạch. Theo nghiên cứu của Đại học Oslo (Na Uy), dâu tây là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào, giúp giảm căng thẳng oxy hóa.

Nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh) chỉ ra, người ăn trái cây tươi, nhất là các loại quả mọng (dâu tây, mâm xôi, việt quất...) hàng ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn 12% so với người không ăn. Dâu tây và các loại quả mọng khác có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn, có thể điều chỉnh lượng đường trong máu. Vì GI thấp ít có khả năng gây ra sự thay đổi đột ngột về đường huyết.

Các nhà nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan (Mỹ) cũng chỉ ra, các hợp chất chống oxy hóa trong dâu tây có khả năng giảm căng thẳng oxy hóa. Các chất này hoạt động bằng cách vô hiệu hóa các gốc tự do, những phân tử oxy không ổn định có thể làm hỏng tế bào và gây bệnh. Thêm loại quả này vào chế độ ăn uống có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính liên quan. Nghiên cứu của Đại học Nevada (Mỹ) cho thấy, người ăn 2,5 khẩu phần dâu tây mỗi ngày trong 4 tuần cải thiện đáng kể tình trạng căng thẳng oxy hóa.

Dâu tây có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ. Ảnh: Freepik

Dâu tây có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ. Ảnh: Freepik

Chống viêm

Viêm mạn tính có thể đi kèm với bệnh tiểu đường, bệnh tim, ung thư, viêm khớp và các bệnh khác. Theo nghiên cứu của Đại học Azad Jammu và Kashmir (Pakistan), dâu tây có hàm lượng cao flavonoid và vitamin C (chất chống oxy hóa) góp phần chống lại bệnh tiểu đường và ung thư; hỗ trợ bảo vệ tim mạch; có đặc tính bảo vệ thần kinh.

Sắc tố anthocyanin giúp dâu tây có màu đỏ cũng có đặc tính chống viêm. Kết quả từ một thử nghiệm lâm sàng của Viện Sức khỏe và An toàn thực phẩm (Viện Công nghệ Illinoi Mỹ) cho thấy, ăn loại quả này có thể giảm lượng đường trong máu và giảm viêm, nhất là khi tiêu thụ trong vòng hai giờ sau bữa ăn. Các nhà nghiên cứu khuyên rằng, người bệnh tiểu đường có thể ăn loại quả này giữa bữa trưa và bữa tối để kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Hỗ trợ hệ thống miễn dịch

Một trong những chất chống oxy hóa mạnh nhất được tìm thấy trong dâu tây là vitamin C. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, với 98 mg vitamin C trong 100 g (một cốc quả cắt lát), dâu tây cung cấp hơn lượng vitamin C cần hàng ngày, nhiều hơn một quả cam. Do đó, chỉ cần một cốc dâu tây là có đủ lượng vitamin C cần thiết một ngày và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi khác.

Theo nghiên cứu của Đại học Otago (New Zealand), vitamin C là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe tổng thể, có khả năng tăng cường hệ miễn dịch chống lại mầm bệnh. Bổ sung vitamin C hoặc dùng cùng với vitamin E có thể cải thiện chức năng miễn dịch ở người cao tuổi.

Bài viết liên quan